Tiêu Chuẩn Phòng Cháy Chữa Cháy 2021

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy là văn bản pháp luật do Cục Cảnh Sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn chịu trách nhiệm biên soạn. Dưới sự đề nghị của Bộ Công an và được thẩm định bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, sau đó được công bố bởi Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy là văn bản pháp luật do Cục Cảnh Sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn chịu trách nhiệm biên soạn. Dưới sự đề nghị của Bộ Công an và được thẩm định bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, sau đó được công bố bởi Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trong đó, việc công bố và quy định chi tiết rõ ràng cho từng lĩnh vực hay công trình là một điều cần thiết và quan trọng. Nhưng điều này khiến không ít người cảm thấy bối rối, không biết nên áp dụng theo tiêu chuẩn nào cho công trình của mình. Qua bài viết này, Phúc Hưng chia sẻ thêm về tiêu chuẩn mới nhất về phòng cháy chữa cháy liên quan đến vấn đề trạm bơm, máy bơm phù hợp. Các bạn cùng theo dõi tiếp nội dung bên dưới nhé!

Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh là gì

Phòng cháy chữa cháy trong tiếng Anh có nghĩa là Fire Fighting and Prevention hoặc là Fire protection

Theo đó, chúng ta có một số thuật ngữ tiếng Anh trong phòng cháy chữa cháy như:

    • Fire Alarm System: Hệ thống báo cháy
    • Foam System: Hệ thống Foam
    • Automatic Fire Alarm: Hệ thống báo cháy tự động
    • Sprinkler System: Hệ thống đầu phun Sprinkler
    • Fire station: Trạm cứu hỏa
    • Motor pump: Bơm có động cơ
    • Centrifugal pump: Bơm ly tâm
    • Portable pump: Bơm xách tay…

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy mới nhất

QCVN 02:2020/BCA mới phát hành và có hiệu lực từ ngày 4/10/2020 là quy chuẩn đầu tiên về trạm bơm và cách lựa chọn bơm của Quốc gia Việt Nam áp dụng.

Quy chuẩn có nhiều ràng buộc, lựa chọn bơm phải đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật, tiêu chí lắp đặt vận hành bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC và các phụ kiện kèm theo hệ thống bơm.

Quy chuẩn mới đưa ra nhằm nâng cao kỹ thuật lựa chọn thiết kế bơm chuyên dụng cho PCCC. Để bơm luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động tốt khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra.

Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thiết kế, lắp đặt, vận hành, nghiệm thu, kiểm tra, bảo dưỡng, quản lý trạm bơm nước chữa cháy cố định trên lãnh thổ Việt Nam.

Các tài liệu viện dẫn trong quy chuẩn này được áp dụng phiên bản được nêu ở dưới đây. Trường hợp tài liệu viện dẫn đã được thay thế bằng phiên bản khác, cần áp dụng phiên bản mới, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có):

    • QCVN 06:2020/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
    • TCVN 2622:1995: Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế;
    • TCVN 4513:1988: Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
    • TCVN 7336:2003: Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler – Yêu cầu thiết kế.

Điểm lưu ý trong tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy 2020 mới

    • TCVN cũ không quy định về trạm bơm chỉ có quy định nhà cung cấp và nhà thầu lắp đặt bơm đủ công suất và chạy đúng điểm hoạt động Q và H của thiết kế thẩm duyệt PCCC
    • QCVN 02:2020/BCA mới phát hành và có hiệu lực từ ngày 4/10/2020 là quy chuẩn đầu tiên về trạm bơm và cách lựa chọn bơm của Quốc gia Việt Nam áp dụng.

Theo quy chuẩn mới

    • Lựa chọn bơm phải tuân thủ theo hệ thống: Hệ thống lắp đặt với bể nổi bể nước cao hơn bơm thì lựa chọn với bơm trục ngang. Trường hợp bể nước nằm phía dưới bơm phải sử dụng bơm trục đứng kiểu turbine (quy chuẩn cũ vẫn dùng bơm trục ngang và lắp đường ống hút)
    • Đường ống hút của hệ bơm phải có ít nhất 02 ống riêng biệt
    • Đường cong đặt tính của bơm phải tuân thủ theo Lưu lượng lớn nhất của máy bơm chữa cháy không được nhỏ hơn 150% lưu lượng thiết kế.
    • Cột áp của máy bơm nước chữa cháy ứng với lưu lượng thiết kế không được nhỏ hơn cột áp thiết kế.
    • Cột áp của máy bơm nước chữa cháy ứng với lưu lượng bằng không (shut-off pressure) phải trong phạm vi từ 101% đến 140% cột áp thiết kế.

    • Cột áp của máy bơm ứng với 150% lưu lượng thiết kế không được nhỏ hơn 65% cột áp thiết kế.
    • Lưu lượng của bơm bù áp không được nhỏ hơn 1% lưu lượng của bơm chính
    • Áp lực đầu đẩy của máy bơm bù áp phải có khả năng duy trì áp lựcthường trực trong hệ thống lớn hơn áp lực chữa cháy thiết kế từ 0,3 bar đến 0,8 bar
    • Công suất tối thiểu của động cơ điện phải lớn hơn hoặc bằng côngsuất của bơm khi hoạt động ở điểm 150% lưu lượng
    • Lựa chọn ống Hút/ đẩy, phụ kiện van an toàn, ống xả áp thiết bị đo lưu lượng theo bảng sau:
Kích thước ống tối thiểu trong tiêu chuẩn PCCC

TCVN 2622:1995: PHÒNG CHÁY, CHỐNG CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH – YÊU CẦU THIẾT KẾ

Tiêu chuẩn này là bắt buộc áp dụng. Cho phép áp dụng thêm các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy khác khi có đảm bảo trình độ kĩ thuật và an toàn cao hơn quy định của tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cơ bản về phòng cháy và chống cháy (viết tắt là PCCC) khi thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà và công trình cũng như khi thẩm định thiết kế và xét quyết định đưa nhà, công trình vào sử dụng.

Khi thiết kế nhà và công trình ngoài việc tuân theo các quy định của tiêu chuẩn này, còn phải tuân theo các quy định có liên quan ở các tiêu chuẩn hiện hành khác.

Các công trình đặc thù chuyên ngành có yêu cầu PCCC đặc biệt có những quy định PCCC riêng, ví dụ: kho chứa các chất dễ cháy, dễ nổ, kho chứa các hóa chất độc hại. Các công trình trên chỉ áp dụng một số quy định thích hợp của tiêu chuẩn này.

Các công trình tạm thời, có thời gian sử dụng không quá 5 năm chỉ áp dụng phần lối thoát nạn và tham khảo các phần khác của tiêu chuẩn này.

Chữa cháy toà nhà

TCVN 5738 : 1993: HỆ THỐNG BÁO CHÁY – YÊU CẦU KĨ THUẬT

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy này áp dụng cho các hệ thống báo cháy được trang bị tại các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan, công trình công cộng v.v…

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các công trình được thiết kế theo yêu cầu đặc biệt.

Theo đó, tiêu chuẩn này quy định về các yêu cầu kỹ thuật thiết bị bên trong một hệ thống báo cháy như:

    • Yêu cầu kỹ thuật của các đầu báo cháy tự động
    • Yêu cầu kỹ thuật của hộp nút nhấn báo cháy
    • Yêu cầu kỹ thuật của trung tâm báo cháy
    • Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống cáp và dây dẫn tín hiệu, dây dẫn nguồn
    • Nguồn điện và tiếp đất bảo vệ…

TCVN 3890:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3890:2009, “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng”.

Tiêu chuẩn này quy định chi tiết và cụ thể về trang bị và những yêu cầu cơ bản nối với việc bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho toà nhà và công trình.
Đối với toà nhà và công trình đặc thù chuyên ngành có yêu cầu phòng cháy chữa cháy đặc biệt, như:

    • Cơ sở sản xuất,
    • Kho chứa hoá chất độc hại,
    • Vật liệu nổ,
    • Cơ sở hạt nhân;
    • Kho chứa nhiên liệu lớn;
    • Công trình đường hầm, khai khoáng, hầm mỏ;
    • Công trình trên biển

thì ngoài việc tuân theo các quy định của Tiêu chuẩn này, cần tuân theo các quy định ở các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy hiện hành khác có liên quan.
Nhà, công trình và phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho nhà và công trình không được quy định trong Tiêu chuẩn này, sẽ do cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền quyết định.

Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy ngoài nhà

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy về cấp nước chữa cháy ngoài nhà quy định về hệ thống cung cấp nước chữa cháy bên ngoài, theo đó:

Ứng dụng phòng cháy chữa cháy trong công nghiệp

Hệ thống cung cấp nước chữa cháy bên ngoài nhà được lắp đặt chung với hệ thống cung cấp nước sinh hoạt. Các Tiêu chuẩn Việt Nam là cơ sở cho tính toán, thiết kế, kiểm tra, vận hành hệ thống này.

Các tiêu chuẩn chính bao gồm Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 33: 2006, “Cấp nước bên ngoài và công trình, tiêu chuẩn thiết kế”.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995, “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế”.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3890:2009, “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng”.

Đây là các tiêu chuẩn cơ bản quy định về hệ thống cung cấp nước chữa cháy ngoài nhà, ngoài ra còn nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn khác quy định đối với các công trình cụ thể đối với từng loại công trình.

Nội dung về hệ thống cung cấp nước chữa cháy bên ngoài trong TCVN 2622-1995 được quy định tại điều 10 “Cung cấp nước chữa cháy”.

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng

Khi xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng, chúng ta cần tham khảo các văn bản về tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy sau:

    • TCVN 2622:1995 Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
    • TCVN 5738:1993 Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kĩ thuật.
    • TCVN 5760:1993 Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
    • TCVN 5717:1993 Van chống sét.
    • TCVN 4756:1989 Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.

Trong đó, nội dung quan trọng cần chú ý là hệ thống báo cháy và chữa cháy:

Hệ thống PCCC toà nhà cao tầng
    • Nhà cao tầng phải được thiết kế hệ thống báo cháy. Tuỳ thuộc vào tính chất sử dụng của nhà cao tầng mà thiết kế hệ thống báo cháy cho phù hợp.
    • Khi thiết kế hệ thống báo cháy phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
      • Phát hiện cháy nhanh;
      • Chuyển tín hiệu rõ ràng;
      • Đảm bảo độ tin cậy.
    • Trường hợp hệ thống báo cháy liên kết với hệ thống chữa cháy thì ngoài chức năng báo cháy còn phải điều khiển hệ thống chữa cháy hoạt động ngay để dập tắt đám cháy kịp thời.
    • Yêu cầu kĩ thuật về thiết kế và lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân theo TCVN 5738:1993.
    • Nhà cao tầng phải được thiết kế hệ thống chữa cháy bên trong và cấp nước chữa cháy bên ngoài.
    • Hệ thống chữa cháy bên trong có thể thiết kế điều khiển tự động và điều khiển bằng tay phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm cháy và tính chất sử dụng…

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy cho trường học

Với các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy cho trường học được quy định trong văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2622:1995. Một số nội dung đáng chú ý trong văn bản như “Lối thoát nạn”:

    • Lối thoát nạn phải đảm bảo để mọi người trong phòng, ngôi nhà thoát ra an toàn, không bị khói bụi che phủ, trong thời gian cần thiết để sơ tán khi xảy ra cháy.
    • Các lối ra được coi là để thoát nạn nếu chúng thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
      • Dẫn từ các phòng của tầng một ra ngoài trực tiếp hoặc qua hành lang, tiền sảnh, buồng thang;
      • Dẫn từ các phòng của bất kì tầng nào, không kể tầng một, đến hành lang dẫn đến buồng thang, kể cả đi qua ngăn đệm. Khi đó các buồng thang phải có lối ra ngoài trực tiếp hay qua tiền sảnh được ngăn cách với các hành lang bằng vách ngăn có cửa đi;…
    • Lối ra có thể là cửa đi, hành lang hoặc lối đi dẫn tới cầu thang trong hay cầu thang ngoài tới hiên dẫn ra đường phố hay mái nhà, hay có khu vực an toàn. Lối ra còn bao gồm cả lối đi ngang dẫn sang công trình liền đó ở cùng độ cao.
    • Thang máy và các phương tiện chuyển người khác không được coi là lối thoát nạn.
    • Các lối ra phải dễ nhận thấy và đường dẫn tới lối ra phải được đánh dấu rõ ràng bằng kí hiệu hướng dẫn.
    • Không được lắp gương ở gần lối ra.
Hệ thống chữa cháy chuyên nghiệp
    • Số lối thoát nạn ra khỏi ngôi nhà không được ít hơn hai; các lối thoát nạn phải được bố trí phân tán.

Lời kết

Sau khi phân tích, so sánh giữa QCVN hiện hành và QCVN mới, chúng ta dễ dàng nhận thấy có sự thay đổi lớn trong việc triển khai về hệ thống máy bơm trong tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy.

Các bạn khi có nhu cầu tư vấn về hệ thống cũng như lựa chọn máy bơm phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định của pháp luật, hãy liên hệ với Phúc Hưng để được hỗ trợ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.